1. giới thiệu
Cây hoa huệ thuộc họ thuỷ tiên, trông từa tựa cây tỏi. Hoa huệ có hai giống, huệ đơn còn gọi là huệ xẻ, cây thấp hoa ngắn và thưa. Huệ kép còn gọi là huệ tứ diện, cây cao, hoa dày và bông dài hơn.
Hoa huệ có màu trắng, tbao hoa hình phễu, hương thơm ngào ngạt, toả hương về ban đêm. Người ta cho rằng hương thơm của huệ không tốt cho sức khoẻ nên ít ai cắm huệ trong phòng ngủ, nếu có thì ban đêm phải đưa ra ngoài sân. Huệ là thứ hoa được dùng nhiều trong việc cúng, lễ mà ít dùng để tặng nhau. Cắm huệ vào bình nên rửa chân hoa và thay nước hàng ngày để giữ hoa được lâu. Nước cắm hoa nên nhỏ vài giọt thuốc tím hay thuốc đỏ để diệt khuẩn gây thối chân hoa.
Cây hoa huệ ưa ánh sáng, cho hoa quanh năm. Tuy nhiên, mùa hoa huệ là mùa hè, sang mùa đông thì cây cho ít hoa, hoa cũng nhỏ và bông ngắn hơn so với hoa chính vụ.
2. kỹ thuật trồng
1. Kỹ thuật trồng:
có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng phải thoát nước tốt vào mùa mưa.- Làm đất: cày xới, lên liếp cao (30-40 cm), phơi đất kỹ; liếp ngang 1,2m, rãnh 0,6-0,8m; đất cục lớn khoảng 3-4 cm (bằng ngón chân cái).
- Chọn giống: giống có hai loại
+ Huệ trâu: thân cao > 1.5-1.5m cây cho bông dài
+ huệ sẻ bông nhỏ, chóng tàn
+ Huệ ta: thân lùn, cho bông trắng, có mùi thơm hơn, thường nở hoa trên cây.
- -Chọn và tồn trữ củ giống: chọn củ đã trồng từ vụ trước, đào lên tồn trữ vào mùa khô (nếu không đào thì vụ tới sẽ cho bông nhỏ hơn khi trồng lại). Lấy giống phải phòng trừ rệp sáp trước ngoài ruộng (tháng 12âl), cắt bớt lá, rải thuốc bột. Đến khoảng 1 tháng đào củ lên cắt bỏ bớt rễ và nhúng vào thuốc trừ sâu rầy (bassa, Mipcin…), nhúng vào thuốc trừ rệp. Để dưới bóng râm mát (nên để một lớp) cho thoáng thì củ huệ ít bị hư hại.
- Hiện nay về tiêu chuẩn củ trồng được chia ra từ 3-4 loại như sau:
+ Củ lớn có đường kính từ 3-4 cm (bằng ngón chân cái) xuống giống tháng 04 thì đến tháng 07 cho bông.
+ Củ có đường kính trung bìng (2-3cm) xuống giống tháng 04 thì đến tháng 08-09 mới cho bông.
+ Củ nhỏ có đường kính 01-02cm (bằng ngón tay út) xuống giống tháng 04 thì đến tháng 11 mới cho bông.
+ Củ nhỏ hơn 1cm (bằng ngón tay út) xuống giống tháng 04 thì đến tết (tháng 12-01) mới cho bông.
- Cách trồng và mật độ: (trồng cho 1.000m2)
+ Từ 10-15 giạ giống (khoảng 100-150kg), trước khi trồng phải lặt sạch rễ, các tàn dư thực vật trên củ. Có thể trồng một loại củ, hoặc nhiều loại củ mà thu hoạch đồng loạt hay từng đợt tùy ý.
+ Khoảng cách trồng: mật độ: 20cm x 20cm, cho củ giống nhiều sau này, nhưng khó chăm sóc; mật độ: 40cm x 40cm, không cho củ giống về sau nhiều, nhưng dễ chăm sóc; trồng sâu 2-3cm dưới mặt đất: nếu trồng cạn thì mau cho thu hoạch bông, nếu trồng sâu thì chậm cho bông nhưng cho bông tốt hơn.
2. Chăm sóc
- Tưới nước: trồng xong phải tưới nước liền, ngày tưới 02 lần, sáng sớm và chiều mát. Trồng sau 02 tháng bắt đầu xây ngù (gù). Từ xây ngù đến cắt bông khoảng 1 tháng; tính hết thời gian từ xuống giống cho tới thu hoạch khoảng 3-5 tháng.
+ Cây huệ là cây đòi hỏi phải được tưới nước, nếu tưới nước cho huệ bằng cách dùng tô, chậu nhỏ múc tạt nước từ dưới rãnh tạt ngược lên trên cây huệ thì ngoài việc cung cấp nước cho cây huệ, nước còn có tác dụng tạt ướt hết mặt dưới của lá huệ làm cho nhện đỏ bị rửa trôi.
Không tưới huệ bằng máy bơm nước vì hạt nước rơi xuống mạnh dễ làm rập gẫy lá huệ, mà cũng không tưới bằng bình tưới có vòi hoa sen, vì cả phương pháp tưới bằng máy và tưới bằng vòi hoa sen chỉ làm ướt mặt trên của lá huệ mà không rửa trôi được nhện đang nằm ở mặt dưới của lá.
+ Để áp dụng cách tưới này khi trồng huệ nên lên liếp (lên mô) trồng huệ rộng khoảng 1,2 m, các liếp cách nhau bằng một cái rãnh rộng khoảng 0,4 m để chứa nước cung cấp cho việc tạt, tưới huệ.
- Bón phân (cho 1.000m2 kể cả mương và liếp)
Phân rác mục, phân chuồng (trâu, bò) thật hoai, trước khi trồng thường rải một lớp mỏng rơm để giữ cho đất mát.
+ Bón lót: 25 - 30kg DAP. Bón thúc lần 1: (30 ngày sau khi trồng) 30kg phân DAP + 30kg phân urê.
+ Bón thúc lần 2: (20 - 25 ngày sau trồng - gần xây ngù), 15kg urê, phun thêm phân KNO3.
+ Bón thúc lần 3: sau khi thu bông bón thêm: 15kg phân DAP + 15kg urê.
* Chú ý: trước khi bón phải làm sạch cỏ cho huệ; khi bón phân quan trọng nhất là phải nhìn vào màu sắc của lá mà có thể gia giảm phân cho phù hợp.
- Ánh sáng: ánh sáng hoàn toàn, nắng càng nhiều, hoa càng tốt.
- Nhiệt độ: chịu được nhiệt độ cao (18 - 34oC).
- Ẩm độ: chịu ẩm ướt nhiều. Tưới bằng vòi phun vào sáng sớm và xế chiều.
3. Phòng trừ sâu bệnh
+ Từ 3 - 4 tháng trở đi cây huệ thường bị rệp sáp phá hại. Có thể phòng trừ bằng các loại thuốc sau: Nissorun, Kelthan 20EC, Comite, (liều lượng theo hướng đãn trên bao bì).
+ Khoảng tháng 9 - 10 tháng mưa dầm huệ dễ bị úng lá, thối củ…Chúng ta có thể ngừa bệnh bằng các loại thuốc sau đây: Anvil, Topsin, Ridomil, Rorval, Alliette…
- Phòng trừ các loại sâu ăn lá, chồi non: vào mấy tháng Tết thời tiết trở lạnh, cần xem chừng các bụi huệ, nước đóng ở các nách lá gặp nắng có thể bị úng và dễ nhiễm khuẩn. Nếu một vài bụi bị nấm thì nhổ bỏ ngay, nếu nhiều phải trừ bằng dung dịch Boocđô.
- Cách phòng trị nhện đỏ hại cây huệ: nhện đỏ hại cây huệ có một đặc điểm là nằm ở mặt dưới của lá huệ, mà lá huệ lại nằm ở dưới thấp nên rất khó cho việc đưa vòi xịt thuốc xuống bên dưới để xịt ướt mặt dưới của lá huệ (nơi nhện đang bu bám). Vì thế việc phun xịt thuốc hóa học để diệt trừ nhện thường cho hiệu qủa không cao, đặc biệt nhện đỏ lại là một đối tượng dịch hại có khả năng kháng thuốc rất nhanh, nên nếu không thận trọng nhện sẽ gây hại nặng hơn.
- Để diệt trừ nhện, thường ít dùng thuốc hóa học mà thường dùng biện pháp tạt té nước kết hợp với việc tưới nước cho cây.
- Mặt khác, không trồng huệ theo cụm tập trung ba, bốn củ vào một bụi mà trồng huệ theo từng cụm, mỗi cụm 3 - 4 củ dàn theo hàng ngang của líp, để mỗi khi tạt té nước, nước ướt đều tất cả các lá của từng cây.
- Mỗi ngày 2 lần, nếu ruộng huệ có rầy lửa (nhện đỏ) thì phải tưới ngày 3 - 4 lần. Với mục đích trừ nhện nên ngày nào đã có mưa vào buổi sáng, mặc dù đã cung cấp đủ nước cho cây huệ nhưng đến chiều cũng vẫn phải tưới thêm một lần.
4. Thu hoạch
+ Lần đầu tiên dùng dao bén cắt xéo bông gần sát củ, để nước không đọng trong cọng hoa nên dễ làm thối củ.
+ Lần 2 trở đi dùng chân đạp giữ gốc Huệ, tay nắm cọng bông Huệ ở phía dưới dặt mạnh ngang mặt đất bông sẽ rời ngay khớp. Nếu bông ngã bị cong thì buộc lại cho thẳng. Nên ngâm bông vào nước sạch, không nên pha phèn chua vào nước để ngâm bông, bông Huệ sẽ bị nhầy gốc chóng tàn. Nếu để bông chưng thì cách ngày phải vạt gốc và thay nước thì sẽ chưng được nữa tháng.
5. Nhân giống:
- Bằng cách tách bụi. Cứ vài ba năm cần nhổ hết các liếp Huệ lên, cắt tỉa. Loại bỏ các củ quá già đã cho hoa. Mỗi bụi Huệ mới có 4 hoặc 5 củ lớn cỡ ngón tay hay lớn hơn một chút. Lá được cắt đi 2/3, rễ cắt gần sát với gốc, và đưa trồng lại sau khi đã làm líp, vô phân mới. Khi trồng lại nên lựa chọn củ có kích thước lớn và cùng một cỡ để sau này cho hoa đều khắp vườn Huệ và có thể cho hoa ngay vào cuối năm mới trồng lại.
Mình muốn mua trồng đặt mua giống ra sao nhỉ
Trả lờiXóamình muốn mua giống
Trả lờiXóaNeu ban muon thi lien he cho minh.0947129769
XóaGiống này bán ở đâu vậy bạn?
Trả lờiXóaLhe minh 01274093968 1000m2 2,5tr tien giong
XóaLhe minh 01274093968 1000m2 2,5tr tien giong
XóaLhe minh 01274093968 1000m2 2,5tr tien giong
Xóaai bán giống huệ trắng lien he minh voi 0974033123
Trả lờiXóaMình muốn mua khoảng 2 kg về trồng thử. Vậy bạn có thể gửi cho mình được không? Cảm ơn bạn nhiều!
Trả lờiXóa