kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa mào gà lửa


I. Giới thiệu:


  • Tên khoa học: Mào gà đỏ hay bông mồng gà - Celosia argentea var. Cristata Voss, thuộc họ dền - Amaranthaceae. Mào gà còn có tên là mồng gà, kê công hoa, kê quan hoa, kê cốt tử hoa…
  •    Cây sống dai, cao 30 - 45cm hay hơn, có thân thẳng đứng và phân nhánh. Lá hình bầu dục, màu xanh xám pha đỏ.   Cụm hoa xòe ra ở ngọn thành hình quạt, trông giống như mào con gà trống. Các hoa thật tạo thành một phần hình trụ ở phía dưới các mào đó. Hoa có nhiều màu như đỏ, vàng, cam hay hồng.
  •     Cây trồng chủ yếu để lấy hoa vào mùa hè, nhưng có thể trồng quanh năm. Thường sử dụng để trồng trong chậu, trồng ở các vườn hoa và cắt hoa cắm lọ.
  •     Có những dạng cây có cụm hoa rất lớn, xoắn lại thành hình cầu đỏ thắm. Lại có dạng có cụm hoa mảnh, kéo dài, màu đỏ và vàng xen nhau.
  •      Mào gà là loại cây dễ trồng. Muốn có hoa to, phải tỉa bớt tất cả các mầm non mọc ở nách lá và các hoa phụ.
  • Hạt màu đen tím. Màu hoa cũng rất nhiều loại, thường gặp là màu ngọn lửa, còn có các màu khác như tím, vàng da cam, trắng, vàng đỏ. 
  • Cây hoa mào gà được trồng nơi đình chùa, loại nhỏ trồng vào chậu. Hoa mào gà nguyên sản ở Ấn Độ. Chúng ưa nóng, không chịu rét, sinh trưởng trong môi trường không khí khô, đủ ánh sáng, đất cát, nhiều mùn. Có 2 nhóm giống mào gà chính: màu đỏ và màu vàng.

II. Kỹ thuật trồng và chăm sóc:

1. kỹ thuật trồng

1.1. chọn giống

Như tất cả mọi loại hoa khác việc chọn giống rất quan trọng ảnh hưởng lớn đến chất lượng khi hoa trưởng thành và thu hoạch.Hạt giống hoa Mào gà các loại có thể tìm mua tại cửa hàng hạt giống cây trồng .

1.2. Ươm cây con.


  •  Nhân giống loài cây này thường dùng phương pháp gieo hạt. Trước đó 1 năm chọn cây khỏe, không sâu bệnh, bông hoa to, đẹp để lấy hạt, hong khô cất trữ, đến tháng 4 - 5 bắt đầu gieo. Thời gian gieo hạt nên chọn lúc nhiệt độ 20 - 25°C. Trước khi gieo hạt cần phun một lần nước và bón một ít phân lên luống.
  •     Sau khi gieo phủ lên một lớp đất mịn mỏng 2 - 3mm, rồi phủ rơm rạ hoặc cỏ che nắng; trong 2 tuần không tưới nước để tránh trôi cây con. Nếu đất quá khô có thể dùng vòi phun phun lên một ít nước, sau 1 tuần hạt nảy mầm, bỏ hết vật che phủ, chờ khi cây mọc được 3 lá thật mới tiến hành tỉa thưa (nhổ cây con để cự ly 3 - 4cm), khi cây có 6cm tiến hành chuyển cây ra trồng.

1.3. vào chậu:


  • Thời vụ: Hoa mào gà thích hợp với khí hậu ôn hòa, có thể trồng quanh năm. Tuy nhiên, vụ Đông –Xuân thường cho hoa đẹp nhất. Cây ưa nóng, không chịu rét. 
  •   Cây giống: Cây giống đưa vào trồng khi được 4 - 5 lá, chiều cao trung bình 6 - 7cm.
  •  Chuẩn bị đất: Mào gà sinh trưởng trong môi trường không khí khô, đủ ánh sáng, đất cát, nhiều mùn. Tùy theo mục đích trồng trong giỏ (chậu) hoặc trồng trực tiếp ra luống mà chuẩn bị đất khác nhau. Do đặc điểm của bộ rễ hoa mào gà phát triển mạnh và ăn ngang nên chân đất thích hợp cho hoa mào gà là đất thịt nhẹ, tơi xốp, nhiều mùn, có tầng canh tác dày và pH từ 6 - 6.5.
  • Chuẩn bị đất: Đất thịt pha cát, phân chuồng hoai, tro trấu, xơ dừa theo tỉ lệ 2:1:2:1/2. Mỗi giỏ (chậu) cho vào 0,7 kg hỗn hợp.

2. Chăm sóc: 

  • Là khâu quan trọng để quyết định chất lượng và điều khiển cho hoa ra đúng vụ.
  • Phân bón: lượng phân bón cho 1.000 giỏ (chậu) như sau: DAP: 15kg, 30kg bánh dầu.
+ Lần 1: 10 ngày sau trồng, sử dụng 1/3 lượng DAP, 1/3 lượng bánh dầu.

+ Lần 2: 10 ngày sau khi bón phân lần 1, sử dụng 1/3 lượng DAP, 1/3 lượng bánh dầu.

+ Lần 3: 10 ngày sau khi bón phân lần 2: sử dụng 1/3 lượng DAP, 1/3 lượng bánh dầu.
  • Bấm ngọn (cơi đọt): 35 ngày sau trồng.
Khi cây được 35 ngày tuổi đã có 6 - 7 cặp lá, đồng thời các chồi nách ở lá 1, 2, 3 cũng vươn lên theo. Nên bấm đọt vào giai đoạn này để cây không vượt quá mức và giúp các chồi nách phát triển để tạo bông sau này sẽ đều mặt và đẹp, chỉ nên chừa 5 - 6 cặp chồi nách sẽ tốt hơn. 
Mào gà là loại cây dễ trồng. Muốn có hoa to, phải tỉa bớt tất cả các mầm non mọc ở nách lá và các hoa phụ.
  • Tưới nước: Tưới nước vừa đủ ẩm, tưới quá nhiều nước sẽ ảnh hưởng xấu đến cây.
  • Vun xới: Chỉ vun xới khi cây còn nhỏ, khi cây đã lớn thì hạn chế vun xới, nhất là sau khi bấm ngọn trở đi không nên vun xới vì lúc này rễ cây đã ăn ngang nhiều nếu xới sẽ đứt rễ.
  • Tỉa nhánh yếu, mầm già ở gốc để cây không bị ảnh hưởng đến mức sinh trưởng.
  • Tỉa nụ: Mỗi cành phát triển nhiều nụ, khi muốn có hoa to thì tỉa bỏ các nụ và nhánh ở mỗi nách lá, chỉ để lại 1 nụ ở cành chính.

3. Phòng trừ sâu bệnh cho hoa:



  • Sâu xanh: cắn lá, ăn nụ hoa. Sử dụng các loại thuốc như Sherpa, Fenbis...
  • Tuyến trùng: Tuyến trùng sau khi xâm nhập vào rễ cây, làm cho mô tế bào phình to lên thành các khối u. Phòng trừ: nhổ bỏ cây bệnh đem tiêu hủy, phun thuốc trừ tuyến trùng như Mocap.

  •    Bệnh đốm nâu: đốm bệnh hình tròn, mọc rải rác, không liền nhau. Bệnh nặng làm cho lá héo hoặc thủng lá. Phòng trừ: Hái lá bị bệnh khi bệnh mới xuất hiện, bón phân hữu cơ, tránh đọng nước, để nơi có nắng và gió. Hoặc phun Topsin 0.2%, Benlat 0.2%.

  •    Bệnh đốm than: gây hại trên lá. Ban đầu là các chấm nhỏ màu vàng khô hoặc màu nâu, về sau thành đốm tròn. Bệnh nặng có thể gây hại 1/3 diện tích lá, mép có viền màu nâu sẫm, trên đốm có các chấm đen nhỏ. Phòng trừ: Nhặt và tiêu hủy các lá bệnh hoặc có thể phun các loại thuốc như Benlat 0.2%
  •    Bệnh đốm vân vòng: Bệnh thường phát sinh ở ngọn lá, mép lá mới đầu hình thành các chấm nhỏ màu nâu nhạt, rồi lan rộng thành đốm có vân vòng đồng tâm, mép lồi lên có viền màu nâu sẫm, giữa màu trắng vàng, hai mặt lá có bột dạng mốc nâu. Phòng trừ: Hái lá tiêu hủy khi bệnh mới xuất hiện, phân bố cây hoa thoáng, nhận nhiều ánh sáng, hoặc phun thuốc như Benlat 0.2% hoặc Bordeau 0.5%.


CHÚC BÀ CON VÀ CÁC BẠN THÀNH CÔNG!!

Nhận xét