Kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa cúc

I. Đặc điểm của hoa cúc

1. Rễ

Rễ của cây hoa Cúc là loại rễ chùm, phần lớn phát triển theo chiều ngang, phân bố ở tầng đất mặt từ 5-20cm. Kích thước các rễ trong bộ rễ Cúc chênh lệch nhau không nhiều, số lượng rễ rất lớn do vậy khả năng hút nước và dinh dưỡng rất mạnh. Cúc chủ yếu trồng bằng nhân vô tính nên các rễ không phát sinh từ mầm rễ của hạt mà từ những rễ mọc ở mấu của thân (gọi là mắt) ở những phần ngay sát mặt đất.

2. Thân 

Cây thuộc thân thảo nhỏ, có nhiều đốt giòn dễ gãy càng lớn càng cứng, cây dạng đứng hoặc bò. Kích thước thân cao hay thấp, to hay nhỏ, cứng hay mềm phụ thuộc vào từng giống và thời vụ trồng. Những giống nhập nội thân thường to, mập, thẳng và giòn, ngược lại những giống Cúc dại hay giống cổ truyền Việt Nam thân nhỏ mảnh và cong. Thân có ống tiết nhựa mủ trắng, mạch có bản ngăn đơn.

3. Lá 

Thường là lá đơn không có lá kèm, mọc so le nhau, bản lá xẻ thùy lông chim, phiến lá mềm mỏng có thể to hay nhỏ, màu sắc xanh đậm hay nhạt phụ thuộc vào từng giống. Mặt dưới phiến lá bao phủ một lớp lông tơ, mặt trên nhẵn, gân hình mạng. Trong một chu kì sinh trưởng cây có từ 30-50 lá trên thân.

4. Hoa , Quả 

Hoa Cúc chủ yếu có 2 dạng :
Dạng lưỡng tính: Trong hoa có cả nhị đực và nhuỵ cái.
Dạng đơn tính  : Trong hoa chỉ có nhị đực hoặc nhuỵ cái, đôi khi có loại vô tính (không có cả nhụy, nhị, hoa này thường ở phía ngoài đầu). Mỗi hoa gồm rất nhiều hoa nhỏ gộp lại trên một cuống hoa, hình thành hoa tự đầu trạng mà mỗi đầu trạng là một bông hoa. Trong thực tế tuỳ theo mục đích sử dụng mà người ta để một bông  trên một cành hay nhiều bông trên một cành.
Màu sắc của hoa Cúc rất khác nhau, hầu như có tất cả các màu tự nhiên: Trắng, vàng, đỏ, tím, hồng, nâu, xanh. Trong đó, trên mỗi bông hoa có thể có một màu duy nhất, có thể có vài màu riêng biệt hoặc có rất nhiều màu pha trộn, tạo nên một thế giới màu sắc vô cùng phong phú và đa dạng.
Tuỳ theo cách sắp xếp của cánh hoa mà người ta phân ra thành nhóm hoa kép (có nhiều vòng hoa sắp xếp trên bông) và nhóm hoa đơn (chỉ có một vòng hoa trên bông). Những cánh hoa nằm ở phía ngoài có màu sắc đậm hơn, xếp nhiều tầng, sít nhau, chặt hay lỏng tuỳ từng giống, cánh hoa có nhiều hình dáng khác nhau: cong hoặc thẳng, có loại cánh ngắn, có loại cánh dài, cuốn ra ngoài hay cuốn vào trong.
Đường kính của bông hoa phụ thuộc vào giống, giống hoa to có đường kính 10-12cm, loại trung bình 5-7cm và loại nhỏ 1-2cm.
Hoa có 4-5 nhị đực dính vào nhau làm thành 1 ống bao xung quanh vòi nhụy, bao phấn nở phía trong theo khe nứt dọc, khi phấn nhị đực chín, bao phấn nở tung hạt phấn ra ngoài nhưng lúc này nhụy chưa đến tuổi trưởng thành, chưa có khả năng tiếp nhận hạt phấn vì vậy sự thụ phấn, thụ tinh không thành, dẫn đến quả không hạt, muốn có hạt giống phải thụ phấn nhờ sâu bọ hoặc thụ phấn nhân tạo cho hoa.
Quả bế, đóng, chứa một hạt, quả có chùm lông do đài tồn tại để phát tán hạt, có phôi thẳng mà không có nội nhũ.

5. Hạt giống hoa cúc

Hạt giống hoa cúc có thể tìm mua tại cửa hàng hạt giống Vườn Hoa Online . 

II.Kỹ thuật trồng hoa cúc

1.Tưới nước

Cúc cần tưới nước trong suốt quá trình sinh trưởng của cây, nhưng không cần nhiều. Có 2 phương pháptưới nước cho cúc là tưới rãnh và tưới trên mặt:
- Phương pháp tưới rãnh thường làm dối với các ruộng bằng phẳng. Người ta cho nước và các rãnh của luống cúc, ngâm từ 1-2 giờ; để nước ngấm lên bề mặt luống, sau đó rút nước ra ( chú ý là chỉ cho nước ngập 2/3 rãnh không cho ngập đến bề mặt của luống) .Cách tưới này cây được ẩm từ 7-10 ngày .

- Phương pháp tưới  trên mặt : Dùng vòi hoa sen tưới nhẹ trên bề mặt luống vừa đủ lượng nước bão hoà trong đất, nếu tưới quá nhiều,nước sẽ chảy ra ngoài rãnh và rửa trôi phân, mùn ,dinh dưỡng nuôi cây.Tưới theo cách này đất trên bề mặt hay bị đóng váng ,cỏ dại mọc nhiều ,mức độ giữ ẩm của đất ngắn hơn và vì vậy phải tưới nhiều lần hơn.

Trong thực tế ,người ta thường kết hợp giữa tưới nước và bón phân cho cây,vừa cung cấp lượng nước cần vừa bổ sung dinh dưỡng giúp cây phát triển.

2.Bón phân

  Ngoài lượng phân bón lót cho cúc trước khi trồng ,cần phải bổ sung định kỳ phân bón (bón thúc) trong suốt quá trình phát triển của cây. Nguyên tắc chung của việc bón phân là bón đúng lúc, đúng cách và đúng liều lượng .
Căn cứ để xác định thời điểm bón loại phân bón, liều lượng, phương thức bón là phải xét đến nhu cầu dinh dưỡng ,và khả năng hấp thụ của cây ,tác dụng của mỗi loại phân bón, đặcđiểm của đất, thời tiếc khí hậu , loại phân đang có .
Đa số các nhà trồng cúc hiện nay đều ít sử dụng các loại phân hoá học để bón thúc trực tiếp cho cúc mà thường dung phân hữu cơ ngâm ủ sau đó hoà loãng với nước và cho thêm phân hoá học vào để tưới. Ưu điểm của cách làm này là tận dụng hợp lý nguồn hữu cơ có sẵn hoặc mua với giá rẻ (phân bắc, phân chuồng,  đậu xác mắm, xác động thực vật chết bỏ đi). Các loại phân này có hàm lượng mùn ,khoáng cao, giúp cây phát triển cân đối, hoa bền đẹp, nhưng nhược điểm là rất gây ô nhiễm môi trường cảnh quan, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và liều lượng bón không theo quy cách nhất định, gây lãng phí hoặc thiếu hụt một loại dinh dưỡng cần thiết nào đó .
Ngày nay ở một số nước trồng hoa tiên tiến, người ta có các thiết bị đo và chẩn đoán từng loại dinh dưỡng trong đất, trong cây để từ đó đề ra liều lượng bón một cách chính xác và hợp lý. Cây không nhất thiết phải dùng phân hữu cơ mà còn có thể dùng các phân tổng hợp và tuỳ theo nhu cầu của cây mà bổ sung cho hợp lý, sau đó hoà vào nước và dung máy tưới cho cây theo một dây chuyền tự động. Đối với cây hoa cúc, khi thiếu hụt chất dinh dưỡng thường biểu hiện rõ những biến đổi ngoại hình.Có thể dựa vào sự biến đổi trên mà bổ sung phân bón kịp thời .

3.Làm cỏ, vun xới

Cúc là cây trồng cạn, rất cần oâxy troâng đất cho quá trình hô hấp, do đó phải thường xuyên tiến hành làm cỏ kết hợp với xới xáo và vun luống. Việc xới xáo xung quanh gốc chỉ cần thiết vào lúc cây cúc còn nhỏ nghĩa là sau khi bấm ngọn lần 1. Khi Cúc đã lớn (sau trồng 40 ngày) nên hạn chế việc xới xáo vì lúc này bộ rễ Cúc phát triển mạnh lan rộng ra khắp mặt đất, nếu xới xáo sâu sẽ làm nhiều rể bị đứt ảnh hưởng tới việc hút chất dinh dưỡng của cây. Lúc này chỉ nên nhổ tỉa các lá già xung quanh gốc, cũng không nên vun đất vào gốc quá cao vì sẽ làm phát sinh nhiều mắt rể khiến gốc xù xì, thân cây không đẹp ảnh hưởng tới chất lượng cành mang hoa.
Ngoài việc làm cỏ xới xáo trong luống, cũng cần làm cỏ rãnh luống và xung quanh ruộng để traùnh lây lan bệnh tật và phát tán của cỏ vào nơi trồng cúc.

4.Bấm ngọn, tỉa cành, bấm nụ

4.1 Bấm ngọn

  • Tuỳ theo đặc tính của giống, mục đích sử dụng và ý thích của người chơi hoa mà tiến hành bấm ngọn hay không bấm ngọn. Nếu muốn cây cúc có cành mập, hoa to không nên bấm ngọn mà tỉa bỏ hết các mầm nhánh phụ mọc từ nách lá, chỉ để lại một nụ chính trên thâ,cũng có thể để 2 nụ, 1 nụ chính và 1 nụ phụ để phòng nụ chính do một nguyên nhân nào đó bị gãy hoặc bị hỏng thì có nụ phụ thay thế. Cách làm này áp dụng đối với những giống hoa to, thân cứng, thẳng, bộ lá gọn, chất lượng hoa tốt và có thể trồng với mật độ cao trên đơn vị diện tích mà không ảnh hưởng đến cây khác .Người Trung Quốc và Nhật Bản thường thích hoa to nên họ hay làm theo cách này. Ở Việt Nam một số giống có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản cũng được người trồng hoa để một bông trên một thân như vàng Đài Loan, CN93, CN97, vàng Tàu …
  • Trường hợp muốn Cúc nhiều hoa trên thân cần phải bấm ngọn cho cây, có hai hình thức bấm:
  • Bấm ngọn 1 lần: Sau khi trồng Cúc được 15-20 ngày tiến hành bấm ngọn, để lại 3-4 cành hoa. Về hình dáng những cành hoa này cũng như loại cây để một bông nhưng chất lượng hoa kém hơn một chút (đường kính cành nhỏ, thân ngắn hơn và hoa nhỏ hơn) và như vậy là số bông tăng lên 3-4 lần trên đơn vị diện tích . Cách làm này áp dụng đối với những giống Cúc có đường kính hoa trung bình 6-8 cm.Thực tế, nhười trồng cúc có thể tận dụng để “ăn Cúc 2 lần”, tức là sau khi thu hoạch lần 1 các mầm giá mọc lên, để mỗi hốc 3-4 mầm , nuôi dưỡng tiếp để thu hoa lần 2.
  • Bấm ngọn nhiều lần: Đối với một số giống Cúc có hoa nhỏ, đường kính bông 1-3 cm, dạng cây bụi thân mềm, khả năng phát sinh cành nhánh mạnh,việc bấm ngọn có thể tiến hành từ 2-3 lần tuỳ theo sức cây và khả năng chăm bón . Lần 1 bấm ngọn sau trồng 15-20 ngày, sau 15 ngày bấm tiếp lần 2 và có thể bấm lần 3 lần 4 đến khi cây có đủ nhánh đủ cành để tạo thế, dáng cho cây, sau đó vặt bỏ các mầm nách không cần thiết và các nụ con ra sau để hoa nở đồng đều . Bằng cách này đã tạo ra 1cây cúc có dạng hình cầu hoặc hình mâm xôi từ một thân ban đầu để trồng trong chậu hoặc trồng vào các bồn trang trí trông rất đẹp mắt. Ngoài ra, trong sản xuất cũng có một số loài Cúc trồng để phát triển tự nhiên nhằm giảm bớt chi phí lao động, những loại này phải cắm cọc, buộc dây mềm xung quanh khóm hoa cho cây thẳng không bị nghiêng hay đổ.

4.2 Tỉa cành bấm nụ

Đi đôi với việc bấm ngọn tạo nhánh và tán cho cây,cũng phải thường xuyên bấm, tỉa bỏ hết các cành, các nhánh không cần thiết. Đến thời kỳ ra hoa, ngoài nụ chính còn có rất nhiều nụ phụ mọc xung quanh nụ chính, sau nụ chính, dùngtay nhẹ nhàng vặt bỏ các nụ này. Nên vặt bỏ ngay nụ khi còn bé để chúng không tiêu hao chất dinh dưỡng của nụ chính, có như vậy các hoa chính cần để sau này mới to, đều và có màu sắc đẹp.
5.Làm cọc, giàn:
Cúc có thân mềm, mọng nước, mang lượng sinh khối lá và hoa rất lớn trên thân, hơn nữa bộ reã chùm ăn nông vì vậy nếu để ở điều kiện tự nhiên, dễ bị đổ nghiêng ngaõ làm cho thân cong queo, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoa (thậm chí nếu gặp mưa to gió lớn có thể làm đổ rạp cả ruộng không cho thu hoạch) do đó cần phải có biện pháp khắc phục bằng cách cắm cọc và bắt giàn cho Cúc. Với những loài Cúc có thân cứng, một hoa hoặc ít hoa trên bông có thể làm giàn lưới hoặc giàn dây thép nhỏ đan thành từng ô, mỗi ô giữ 1 cây hoặc vài cây. Khi cây lớn nâng dần ô lên phía trên đỡ phần ngọn cho cây. Để tiết kiệm nguyên liệu làm giàn, chỉ cần một số cọc tre nhất định cắm hai bên mép luống với khoảng cách 2m cắm một cọc, sau đó duøng dây nilông đan bện thành các mắt lưới. Đối với cây Cúc cao 0,7-0,9 m có thể làm 2 lớp giàn: lớp dưới cách mặt đất 35cm, lớp trên cách mặt đất 55cm để cùng giữ cho cây.
Trường hợp loại Cúc có taùn rộng, nhiều cành, cắm 3-5 cọc xung quanh một cây, dung dây mềm giằng nhẹ xung quanh khóm tránh làm gãy cành,giập hoa.

4.3.Bọc, bảo vệ hoa

Hoa cúc khi chuẩn bị nở là đối tượng thu hút các loại côn trùng , nấm  bệnh cũng như chịu sự tác động lớn của môi trường(như gió, mưa) và tác độnh cơ giới của con người (như tưới nước, va quệt)…Những nguyên nhân trên dẫn đến chất lượng hoa xấu,một số bông hoa hỏng không bán được. Để giải quyết vấn đề này người ta đã sản xuất ra các loại giấy bao hoa có đặc tính mềm , dai, không thấm nước, lâu bị phân huỷ, kích thước bao to nhỏ tuỳ vào từng loại hoa cần bao gói. Khi hoa cúc vừa hé nở duøng bao giấy bao lại . Phải đặt bao che sao cho đáy bao không chạm vào mặt hoa và nước mưa, nước tưới phải dễ thoát nước, không đọng lại trên bao che.
Cần chú ý khi bao che hoa phải khô ráo, không có mầm mống sâu bệnh . Nếu bao mhững hoa ướt hoặc bao vào giai đoạn ẩm độ cao dễ dẫn đến thối hoa. Ngoài việc sử dụng bao che trong sản xuất qui mô công nghiệp, cũng có thể bao hoa (bọc hoa) theo phương pháp thủ công. Đối với loại hoa to, có một hoa trên thân, coù thể nở sớm hơn dự định người ta dung một mảnh giấy bao xung quanh vòng hoa của hoa khi hoa vừa nở nhằm giữ trạng thái của hoa như vậy thêm một thời gian, chờ hoa sau cùng nở mới cắt bán đồng loạt vào dịp thị trường cần .

III. Thu hoạch, bảo quản hoa cúc


Có hai yếu tố chính ảnh hưởng đến độ bền của hoa đó là điều kiện trồng (bao gồm phân bón, tưới nước, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ, phòng trừ sâu bệnh, môi trường khi thu hoạch) và điều kiện sau thu hoạch (thời gian thu hoạch, kỹ thuật thu hái, nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng).
Để duy trì sự sống của cành hoa lâu hơn (tăng tuổi thọ của cành hoa) cần phải ngăn cản quá trình thoát hơi nước, hạn chế sự xâm nhập của nấm, vi khuẩn và bổ sung lượng nước, dinh dưỡng thích hợp cho cành hoa. Để giữ hoa tươi lâu cần phải tuân thủ theo các quy trình kỷ thuật sau đây:

1.Xử lý trước thu hoạch

Trước khi thu hoạch 7-10 ngày , nên tưới dung dịch phân lân và kali ở nồng độ thấp cho cây với liều lượng 30kg P2O5; 30 kg K2O/ha, đồng thời phun thuốc diệt trừ sâu bệnh. Trước khi thu hoạch một ngày tưới đẫm nước, giúp cây ở trạng thái no nước, chú ý là chỉ tưới vào gốc, tránh tưới vào cánh hoa hoặc làm giập nát và động nước ở bông hoa.

2.Kỹ thuật cắt hoa

Thời gian cắt hoa tốt nhất là vào buổi sáng hoặc chiều mát, trời khô ráo không mưa. Không nên cắt vào lúcgiữa trưa vì lúc này cường độ ánh sáng lớn, nhiệt dộ cao, khí khổng của lá mở to, lượng nước bốc hơi mạnh dẫn đến mất nước nhanh, hoa nhanh hé, khó hồi phục. Lựa chọn những bông hoa nở khoảng 2/3 số cánh hoặc nở gần hoàn toàn cánh vòng ngoài trên cây, nếu cắt để mang đi xa có thể cắt những bông ít nở hơn, dung dao cắt vát sát gốc,cách mặt đất 5-10 cm. Khi cắt xong dốc ngược cành xuống để những đoá hoa lớn đã nở không bị gãy.

3.Xử lý sau khi thu hoạch

Những cành hoa đã cắt, được phân loại và xử lí : Có thể phân làm hai loại :
Loại 1 : Chọn những cành to mập, bông đẹp, không gãy cánh, không có vết bệnh, xếp thành từng bó khoảng 50-100 cành.
Loại 2: Chọn những cành xấu hơn xếp thành từng bó. Đồng thời với phân loại cành, cần tỉa bỏ lá già úa,cắt lại cành cho bằng  đều sau đó ngâm ngay vào nước sạch ngập sâu ¼-2/4 chiều dài cành, duøng bình phun mù, phun ướt đẫm lá, chú ý không để nước đọng trên mặt bông hoa, sau đó đưa vào chỗ mát, kín gió hay phòng lạnh để bảo quản.

Trong trường hợp vận chuyển cúc đi tiêu thụ ở nơi xa có thể đóng hoa trong các thùng carton có chiều dài 120 cm, chiều rộng 60 cm. Một thùng có thể xếp 1500 bông cúc. Thùng carton được đục các lỗ xung quanh để cành hoa có thể hô hấp được, trước khi cho vào thùng, không được để nước đọng trên cành, lá. Thùng carton được đậy nắp và chuyển vào các xe vận chuyển chuyên dụng. Cũng có thể sử dụng một số loại hoá chất để xử lý nhằm tăng them tuổi thọ của hoa cúc, như STS (silver thiosulphate) pha vào nước và cấm bó hoa vào trong đó, nó có tác dụng diệt trừ các loại vi khuẩn có hại cho hoa.





(nguồn : agriviet.com)

Nhận xét

Đăng nhận xét