Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa cẩm nhung

I. Giới thiệu

Hoa có nguồn gốc từ Địa Trung Hải và chuyển vào Việt Nam từ nửa đầu thế kỷ 20. Hoa trồng trong bồn, trong công viên, thông thường là sản xuất hoa cắt và thích hợp ở nhiều vùng sinh thái khác nhau.

Hoa cẩm chướng thơm thuộc họ Caryophyllaceae, đặc điểm thân mảnh, có các đốt ngắn mang lá kép, bé, thân gãy khúc nhiều, thân bò là chính, trên mặt lá có ít phấn trắng, hoa nhiều màu sắc, hoa đơn nhiều hơn hoa kép, lông nhỏ, ít bị sâu bệnh. Thân phân nhánh nhiều, có đốt dễ gãy giòn, lá cẩm chướng mọc đối phiến lá nhỏ dày, dài, không có răng cưa, mặt lá thường nhẵn.

Hoa mọc đơn từng chiếc một ở nách lá hoa kép có nhiều màu sắc ngay trên cùng một bông, quang mang nhiều hạt, có từ 330 – 550 hạt.

II. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

  • Chọn giống: Như tất cả mọi loại hoa khác việc chọn giống rất quan trọng ảnh hưởng lớn đến chất lượng khi hoa trưởng thành và thu hoạch.Hạt giống hoa Cẩm nhung các loại có thể tìm mua tại  cửa hàng hạt giống cây trồng

1. Kỹ thuật trồng

1.1. Yêu cầu ngoại cảnh

1.11. Nhiệt độ

Nhiệt độ ảnh hưởng đến nhiều yếu tố về chất lượng sản xuất. Trong trường hợp nhiệt độ hài hoà thích hợp cho việc tăng trưởng hoa cẩm chướng. Nhiệt độ ban đêm rất quan trọng đối với chất lượng hoa.

Sự khác biệc giữa nhiệt độ ban ngày và ban đêm đủ để giảm nhiệt độ ban đêm vừa phải trong việc trồng hoa cẩm chướng có chất lượng cao.
Việc quan trọng là có mương thoát nước mưa, bởi vì rất có nhiều mưa trong mùa hạ hay đông (tuỳ theo từng vùng).

Việc nầy bao hàm ngay cả trong nhà kính với máng xối rộng và cứng, nhưng không quá lớn so với diện tích trồng của nhà kính. Vấn đề thông gió cũng phải được chú trọng, nếu nhà kính được xây không lớn và nếu những nhà kính nầy có các cửa thông gió tốt. Giảm nhiệt độ và độ ẩm trong nhà kính có thể đạt được nếu có đầy đủ thông gió.

1.12. Đất Trồng

Hoa cẩm chướng có thể trồng thành công trên bất cứ loại đất nào nếu thoát nước được và trong các điều kiện vật lý tốt.

Nên đào đất sâu khoảng (80-100cm) trước khi xây dựng nhà kính. Việc làm cuối cùng nầy làm vở những lớp đất trồng.

Tuy nhiên, phân bón cơ bản chung được hướng dẫn là 50 kg kali hydroxyt, 50 kg cancium nitrate phèn amoni, 50kg 3 lưu huỳng loại tốt cho 1,000 m2. Vì việc nầy là một lời khuyên chung, nó thích nghi với điều kiện tại địa phương.

Mẫu đất trồng được phân tích(thích hợp với Hà Lan) với việc quan tâm đối với các yếu tố chính ( 1 kg đất trồng mẫu, / 1.000 m2) Cũng nên thử nghiệm vể sự hiện diện của loại giun tròn.

-Một việc không thể thiếu được là bón phân đất trước khi trồng. Đất thường được bón phân với loại hóa chất tẩy uế methyla bromua (30-60 / m2) Sau khi sử dụng methyla bromua, nên rửa kỹ, sạch đất trồng (khoảng 20mm). Nếu không làm việc nầy, thì chất cặn bromua sẽ còn sót lại.

Có một vài phương pháp trộn lẫn pH, Ec, ..v.v..và cho thấy kết quả. Hà Lan và các phương pháp nước ngoài có khác biệt, do đó kết quả cũng có thể cho thấy kết quả có khác nhau.

- Lượng pH tối ưu là 6,5. như thế lượng pH không đạt mức dưới 5.5 cũng không có gì, hàm lượng pH có thể nâng chất lượng lên do trong phân bón có chất đá vôi.

1.13. kỹ thuật

Cách thứ nhất:
Cây hoa thường được trồng bằng chồi (vô tính) ngọn, nhưng ít người làm mà thường gieo hạt. Chọn những cây khỏe, có hoa đẹp, không sâu bệnh, màu hoa tươi, sặc sỡ, hoa to và cây để lấy hạt làm giống không nên cắt hoa, chỉ để giống ở cây chính vụ. Hạt hoa khó nảy mầm, phải bảo quản tốt hạt giống.

Đất phải làm kỹ, nhỏ mịn, lên luống phẳng, thông thường luống rộng 80cm, mặt luống 60cm, đất phải xử lý Foocmalin (hay Fooc mol) 40%; pha 5 cc foocmalin 40% vào 3 – 5 lít nước phun ướt đất, đậy nilon ủ 7 – 10 ngày.

Phân bón: 10kg phân chuồng mục, 1kg Tecmo phốt phát, 1kg vôi bột, 0,5kg kali sunphát, trộn đều rải trên đất, xới nhẹ để trộn. Có thể rạch hàng nông hay gieo trên mặt luống, nếu rạch hàng cách nhau 5 –1 0cm, hạt trước khi gieo trộn với tro hay cát rắc cho đều. Hạt rắc xong phủ 1 lớp đất bột mỏng, phủ một lớp rơm rạ mỏng, sau khi gieo 4 – 6 ngày, hạt sẽ mọc, tưới nhẹ đủ ẩm 2 lần trong 1 ngày.

Khi cây gieo cao 2- 3cm, nhổ tỉa trồng thưa trên các luống vườn ươm với khoảng cách 5 x 5cm, cây được 10 – 12 cm thì đưa trồng nơi cố định ngoài ruộng SX.

Hoa trồng mùa hè cũng được, nhưng hoa xấu, thời vụ chủ yếu là đông xuân, muốn trồng để cho hoa ngày tết thường gieo hạt khoảng tháng 8 – 9 như các giống hoa khác.

Cây non ở tại vườn ươm khoảng 25 – 27 ngày rồi mới trồng ra ruộng mật độ 25 x 30cm.

Cách trồng khác:
Nhân giống vô tính bằng ngọn.

Thường nhân giống bằng hạt nhưng vì nhập hạt quá đắt nên người ta phải giâm bằng chồi và ngọn. Bằng phương pháp này chúng ta chủ động thời vụ, lượng cây giống, nhanh ra hoa, sử dụng cây mẹ lấy giống là F1. Ta tách ngọn từ nách lá cây mẹ, tiến hành giâm từ tháng 8, ta chọn cây mẹ F1 sinh trưởng khỏe, ngắt ngọn, vạt bớt lá già lá bánh tẻ, xử lý qua aNAA cắm vào cát ẩm trong nhà giâm cành. Nên xây dựng nhà giâm cành kiểu làm tạm.

Cách làm: 
Đóng cọc xung quanh luống, đổ đất phù sa lên, sau đó đổ 10cm cát sạch đáy sông, phải làm sao luống cao 20 – 30cm, xử lý foomalin nồng độ 2 – 3% 10 ngày trước khi giâm cành. Cắm cách 2 – 3cm cho 1 cây, hàng ngày phun ẩm. Khoảng 10 – 15 ngày sau thì ra rễ. Khi nào kiểm tra có tới 90% số cây ra rễ thì mở giàn che, giàn che có thể mở từ từ, sau khi mở giàn che phải phun thuốc trừ nấm ngay. Thời kỳ đầu tuyệt đối không tưới nước phân, mà dùng phương pháp phun N:D.K tỷ lệ 1:1:1 phun 5 ngày một lần, lần thứ 3 là 3%.

- Chọn đất trồng cẩm chướng phải cao ráo, đất tốt, nhiều mùn luống cao tránh nắng, luống rộng 1,2 – 1,5m, cao 20 – 25cm.

- Mật độ khoảng cách bằng trồng với khoảng 30 x 30cm, sau khi trồng, ở mỗi gốc cây cắm 1 que nhỏ, rồi buộc nhẹ cây vào que để bảo vệ. Sau khi trồng ta tưới nước phân chuồng loãng tỷ lệ 1/200; lượng N:P:K = 1:1:1, tưới thường xuyên 20 ngày/lần cho tới khi cây ra nụ.

- Khi cây ra nụ, bón N:P:K = 1:2:3 dạng phân là urê, tecmôphotphat, K2SO4. Nếu cần ngắt ngọn thường xuyên để nhân giống thì N:P:K = 1:3:2. Cẩm chướng trồng bằng ngọn sau 70 – 85 ngày thì bắt đầu ra hoa.

- Cẩm chướng thơm hay bị bệnh đốm và lở cổ rễ do vi khuẩn gây nên, nên phải xử lý đất bằng Falizan… và phun Bactoudes khi phát bệnh.

2. Chăm sóc

Sau khi nhân giống cây mẹ từ 15-20 ngày, cây cao được 20 - 40cm phải hái ngon chỉ để cây cao 10cm (4 - 5chồi), làm cho cây mọc nhiều cành bên và khống chế chiều cao cây 20-30cm. Mỗi tuần lấy một chồi khoẻ để làm cành giâm, đồng thời phải cắt bỏ những chồi yếu. Gốc cành giâm phải có vỏ của thân nhưng không làm tổn thương cây mẹ, phải tránh dùng dao có nấm vi khuẩn gây vết thương.
Giữ sinh trưởng tốt cho cây mẹ, mùa sinh trưởng phải bón phân. Mỗi ha bón 15 kg NH4NO3, 45kg KNO3, 5kg B, 35kg Ca (NO3)2. Pha chế thành dung dịch theo tỷ lệ 10-8, 4-6 tuần phun 1 lần.

Mật độ trồng 25 x 25cm hoặc 30 x 30cm, mỗi mét vuông có thể trồng 10-15 cây, lúc trồng phải trồng nông. Từ lúc trồng đến lúc ra hoa ngắn nhất là 100 - 110 ngày, dài nhất là 150 ngày. Cần căn cứ vào nhu cầu của thị trường mà điều chỉnh thời gian trồng. Hái ngon có thể quyết định số lượng hoa, thời kỳ ra hoa và trạng thái sinh lý của cây. Thông thường phải cắt ngọn từ gốc lên 6 đốt.
Cây con sau khi trồng phải tưới nước để bộ rễ và đất tiếp xúc nâng cao tỷ lệ sống nhưng đất quá ẩm dễ làm cho cây thối, nhiệt độ cao cũng vậy. Cho nên sau khi trồng không lâu phải tiến hành tưới nước bên hàng cây để bộ rễ tiếp xúc đất. Thông thường khi nhiệt độ 15oC, cây sinh trưởng nhanh không lo có bệnh thối rễ, nên tăng lượng nước tưới. Mùa hè nên tưới vào sáng sớm hoặc chiều tối, mùa đông tưới vào buổi trưa. Bón phân lót phải đủ, bón thúc phải loãng. Phương pháp bón phân khoa học là định kỳ phân tích dinh dưỡng lá để điều chỉnh tỷ lệ các chất trong phân bón thúc.

Khi thiếu nhiều nguyên tố vi lượng, mặc dù cây chưa xuất hiện trệu chứng bệnh nhưng sinh tổng hợp của cây vẫn bị ảnh hưởng. Thường cây hoa cẩm chướng thiếu B,biểu hiện hiên ở đốt nhành cuối thân hơi thô, bệnh nặng làm cho hoa biến dạng. Trong mùa hè nóng nực thường ít có hiện tượng thiếu B, dùng dung dịch có Ca, K, P, B để bón. Trong khi bón phân mùa đông phải bảo đảm cho cây sống trong điều kiện ấm áp, cần lượng phân gấp 3 lần mùa hè. Lượng phân hoá học bón thúc pha loãng trong 1 000 lít nước như sau: 245g Ca (NO3)2; 411g KNO3; 82g NH4NO3; 164g MgSO4; 82g axit phosphoric; 41g cát B, 2-3 tuần bón 1 lần. Ngoài ra trong điều kiện khắc nghiệt có thể bón thêm nước giải 0,1%, KH2PO4 0,2-0,3 % hiệu quả rất tốt.

3. Thu hoạch và chuẩn bị vụ mùa sau

Để đáp ứng nhu cầu sản xuất năm sau, năm đầu tiên phải tiến hành tỉa thưa, thời gian tỉa thưa vào cuối tháng 6 khi cây đã cao được 25-30cm. Trước khi cắt lá 1 tuần phải ngừng tưới nước, sau khi cắt mới tưới. Cây con năm thứ 2 rất ít phải tỉa. Khi nhiệt độ thấp lượng nước tưới nhiều hoặc phân bón nhiều, tỷ lệ N,P,K không thoả đáng, nhất là P quá nhiều dễ dẫn đến nứt cuống và đài hoa. Để hạn chế cần điều chỉnh nhiệt độ ban ngày phải thoáng gió, tưới vừa nước, không khô quá hoặc ẩm quá. Trong 1-2 tuần khi có hoa cần lấy dây nilông buộc lại hoặc khi nụ hoa to bằng hạt đậu dùng Streptomycin 30ppm để xử lý. Trồng cây hoa cẩm chướng phải luân canh để tránh bênh hại. Cần luân canh với các loài cây có rễ nông.

Đất trồng cây hoa cẩm chướng cũng phải có thời gian cho đất nghỉ và cày ải. Thời gian đất nghỉ là vào tháng 7-8 mùa đông vào tháng 12-2. Muốn có hoa cung cấp liên tục cho thị trường ta phải lập kế hoạch trồng, chăm sóc hái ngọn, quản lý nhiệt độ thật hợp lý.

CHÚC BÀ CON VÀ CÁC BẠN THÀNH CÔNG!

Nhận xét