I. Giới thiệu.
Cây hoa Tô liên có tên khoa học là Torenia Fournierii
Lindt, thuộc họ hoa Mõm sói (Scrophulariaceae), tên địa phương thường gọi là
hoa Mắt nai. Hiện được trồng phổ biến ở các tỉnh phía Bắc
và phía nam Việt Nam với mục đích sử dụng chính là làm cảnh, trồng bồn và trang
trí thành những thảm hoa lớn.
1. Các đặc điểm thực vật học
- Rễ: Thuộc loại rễ chùm, phát triển khỏe, rễ ăn lan rộng theo chiều ngang và nổi gần trên lớp đất mặt. Khi vun gốc cây Tô liên sẽ ra các rễ phụ ở đốt thân, rễ phụ cùng với rễ chính tạo thành bộ rễ khỏe mạnh để giữ cây và hút thức ăn nuôi cây.
- Thân: Thuộc dạng thân cỏ, sống hàng năm, mọc thẳng đứng thành bụi nhỏ cao 40 – 50 cm, khả năng phân cành mạnh tạo cho cây có bộ tán tròn, khum chặt, hình cầu rất đẹp. Thân cành cứng khỏe, nên khả năng chống đổ cao.
- Lá: Lá mọc đối, hình giáo rộng, gốc hình tim, đầu thuôn dài, mép có răng cưa nhỏ và có cuống dài. Lá ít lông tơ, phiến lá dày trung bình, màu xanh bóng.
- Hoa: Cụm hoa rất sai, mọc ở nách lá hay ở đỉnh ngọn, hoa nở dần từng bông, cánh tràng rộng hợp thành ống hẹp, trên loe rộng chia thành 4 thùy, phần trên tròn tù có màu lam tím ở mép cánh, phần dưới thường gọi là gốc họng có màu trắng.
- Quả và hạt: Thuộc dạng quả nang, có đài trong chứa nhiều hạt, hạt rất nhỏ, có hình tròn, màu vàng sáng.
- Rễ: Thuộc loại rễ chùm, phát triển khỏe, rễ ăn lan rộng theo chiều ngang và nổi gần trên lớp đất mặt. Khi vun gốc cây Tô liên sẽ ra các rễ phụ ở đốt thân, rễ phụ cùng với rễ chính tạo thành bộ rễ khỏe mạnh để giữ cây và hút thức ăn nuôi cây.
- Thân: Thuộc dạng thân cỏ, sống hàng năm, mọc thẳng đứng thành bụi nhỏ cao 40 – 50 cm, khả năng phân cành mạnh tạo cho cây có bộ tán tròn, khum chặt, hình cầu rất đẹp. Thân cành cứng khỏe, nên khả năng chống đổ cao.
- Lá: Lá mọc đối, hình giáo rộng, gốc hình tim, đầu thuôn dài, mép có răng cưa nhỏ và có cuống dài. Lá ít lông tơ, phiến lá dày trung bình, màu xanh bóng.
- Hoa: Cụm hoa rất sai, mọc ở nách lá hay ở đỉnh ngọn, hoa nở dần từng bông, cánh tràng rộng hợp thành ống hẹp, trên loe rộng chia thành 4 thùy, phần trên tròn tù có màu lam tím ở mép cánh, phần dưới thường gọi là gốc họng có màu trắng.
- Quả và hạt: Thuộc dạng quả nang, có đài trong chứa nhiều hạt, hạt rất nhỏ, có hình tròn, màu vàng sáng.
II. kỹ thuật trồng và chăm sóc.
1. kỹ thuật trồng vườn.
1.1. Điều kiện ngoại cảnh.
a. Nhiệt độ:Tô liên có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới, nên có khả năng chịu nóng cao, rất thích hợp trồng vào mùa hè, nhiệt độ từ 25 – 270C cây sinh trưởng rất tốt. Cây có thể chịu được nhiệt độ từ
10 – 350C, nhiệt độ thấp dưới 100C cây không chết nhưng cành nhỏ yếu, ra hoa kém, cây khô cằn, kém sức sống, nhiệt độ trên 350C cây ra hoa nhiều nhưng chóng tàn, màu sắc nhợt nhạt, độ bền kém.
Nhiệt độ thích hợp cho sự nảy mầm từ 20 – 250C, sau 1 – 2 tuần hạt nảy mầm. Vào các tháng lạnh, nhất là vào tháng 1 và tháng 2, nhiệt độ xuống thấp cây sinh trưởng kém, sớm lụi tàn, mùa hè cây phát triển tốt, hoa đẹp, bền và rất sai hoa.
b. Độ ẩm:
Hoa có khả năng chịu hạn tốt và chịu úng cao.
Tuy nhiên, để cây sinh trưởng và phát triển tốt cần giữ cho cây luôn đủ ẩm, khi gặp nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp hoặc hạn không khí, để giúp cây sinh trưởng bình thường cần phải tưới nước thường xuyên, giữ cho độ ẩm đất ở mức 60 – 65%. Vào mùa mưa nên tháo nước kịp thời không để luống ngập úng qua đêm.
c. Ánh sáng:
Cây ưa dãi nắng, trong điều kiện ánh sáng gay gắt cây vẫn ra hoa đều và đẹp. Tuy nhiên, trong giai đoạn vườn ươm, để cây con sinh trưởng tốt cần tránh ánh sáng trực xạ, ươm cây ở những nơi thoáng, có mái che.
Ở giai đoạn vườn sản xuất, cây cần nhiều ánh sáng để quang hợp tạo nên chất hữu cơ cần thiết cho hoạt động sống của cây. Nhìn chung cây cần ánh sáng đầy đủ, nên vào mùa hè thường phân nhiều cành nhánh, sai hoa và màu sắc hoa đẹp, còn trồng trong bóng râm cành nhánh kéo dài, cây dễ đổ và ít hoa.
d. Đất và chất dinh dưỡng:
Tô liên không kén đất, có thể trồng trên các loại đất khác nhau, nhưng đất thích hợp nhất cho cây là đất phù sa hoặc đất thịt nhẹ, có độ pH từ 6 – 7, đất nhiều mùn có khả năng giữ nước và thoát nước tốt, chọn đất dãi nắng, tránh ẩm thấp.
Tô liên yêu cầu dinh dưỡng không quá cao, nhưng việc bón lót đầy đủ bằng các loại phân hữu cơ hoai mục có tác dụng rất tốt đến sự phát triển cân đối giữa thần cành và tỷ lệ ra nụ, ra hoa. Tuỳ theo đất tốt hay xấu mà có sự tăng hoặc giảm lượng phân hữu cơ nhưng yêu cầu tối thiểu cho 1 sào Bắc Bộ từ 6 – 8 tạ phân chuồng, 6 – 8 kg đạm, 5 – 6 kg kali và 15–16 kg lân.
1.2. chọn giống.
- Chọn giống: Như tất cả mọi loại hoa khác việc chọn giống rất quan trọng ảnh hưởng lớn đến chất lượng khi hoa trưởng thành và thu hoạch.Hạt giống hoa Tô liên các loại có thể tìm mua tại cửa hàng hạt giống cây trồng.
Cây giống từ gieo hạt: cây cao từ 5 – 6 cm, có khoảng 3 – 4 lá, cây khỏe, không bị nhiễm sâu bệnh, đạt tỷ lệ sống sau trồng cao.
1.3. Thời vụ.
Tô
liên có thể trồng vào 3 thời vụ sau:
Vụ xuân hè: trồng tháng 3, 4, 5, thu hạt tháng 6, 7, 8
Vụ hè thu: trồng tháng 6, 7, 8 thu hạt tháng 9, 10, 11
Vụ thu đông: trồng tháng 9 - 10 thu hạt tháng 11 – 12
Vụ xuân hè: trồng tháng 3, 4, 5, thu hạt tháng 6, 7, 8
Vụ hè thu: trồng tháng 6, 7, 8 thu hạt tháng 9, 10, 11
Vụ thu đông: trồng tháng 9 - 10 thu hạt tháng 11 – 12
1.4. Mật độ.
Mật độ
thích hợp nhất cho cây Tô liên là 15 cây/m2 với khoảng cách 25
x 30 cm, nếu trồng theo kiểu nanh sấu có thể trồng ở mật độ dày hơn là 20 cây/m2 với
khoảng cách 20 x 25 cm.
1.5. Làm đất.
Đất
phải được cày bừa kỹ, để ải, làm sạch cỏ và xử lý trước khi trồng bằng
Carbendazim và Basudin để tiêu diệt các mầm mống sâu bệnh còn tồn tại ở cây
trồng vụ trước. Nếu đất chua cần thiết phải bón vôi. Cần phải làm cho đất thông
thoáng để tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển, tránh hiện tượng đóng váng trên
mặt luống sau khi tưới, việc đập đất nhỏ là rất cần thiết nhưng không nên đập
đất quá vụn, sẽ làm phá cấu tượng của đất, rễ thiếu oxy để hô hấp, nhất là giai
đoạn cây con rất dễ bị chết.
Đất được lên luống cao từ 20 – 25 cm, luống dài từ 10 – 15 m, rộng 0,9 – 1,1 m. Tiến hành bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân và 1/3 kali. Có thể bón rải đều trên mặt luống, sau đó lấp đất lại hoặc bổ hốc cho phân vào từng hố theo khoảng cách trên.
Đất được lên luống cao từ 20 – 25 cm, luống dài từ 10 – 15 m, rộng 0,9 – 1,1 m. Tiến hành bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân và 1/3 kali. Có thể bón rải đều trên mặt luống, sau đó lấp đất lại hoặc bổ hốc cho phân vào từng hố theo khoảng cách trên.
1.6. Kỹ thuật trồng chậu.
Lót dưới đáy chậu một ít sỏi đá cứng, để tạo điều kiện thoát nước cho chậu đất sau này, sau đó cho đất đã được trộn với phân chuồng hoai mục và rác mùn theo tỷ lệ 5:3:2 vào chậu và chỉ đổ lên cao 1/3 so với độ sâu của chậu. Tiến hành đặt cây vào chậu sao cho cổ rễ (phần tiếp nối giữa thân cây và rễ) ở vị trí bằng hoặc hơi cao một chút so với miệng của thành chậu, giữ vị trí của cây theo ý muốn và cho đất vào chậu cho đến khi ngang bằng hoặc thấp trên cổ rễ của cây một chút, ấn chặt đất vào gốc để giữ cây cho thẳng rồi tưới ẩm cho cây. Chú ý tưới nhẹ, tưới ít một để ngấm nước đều, tránh tưới mạnh sẽ tạo váng trên mặt đất, nước không thấm sâu được.Tốt nhất để một vài cục đất to trên mặt chậu hoặc phủ trấu bổi, vừa giữ ẩm cho chậu, vừa tránh hiện tượng kết váng.
Sau khi trồng nên đặt chậu cây vào nơi râm mát, thoáng, không có ánh sáng trực xạ trong khoảng 1 – 2 ngày, rồi mới đưa ra nơi trang trí. Cần tiến hành tưới giữ ẩm cho chậu và cây 2 lần/ ngày bằng vòi hoa sen, tưới lên cả cây và đất.Tưới nhẹ hạt nước nhỏ và đều, đây là kỹ thuật rất quan trọng trong thời kỳ mới trồng khi cây chưa bén rễ vào đất trong chậu.
Hoa có bộ tán rất đẹp, nhìn xa
như quả bóng tròn, đường kính tán cây lớn, bởi vậy nên trồng vào trong các chậu
sứ to, đường kính từ 30 – 35 cm. Ngoài ra, cũng có thể trồng thành từng nấm
trên các ly lớn rất thích hợp cho việc trang trí ở tiền sảnh, viền trên các
thảm hoa và trang trí xen với các loại hoa thảm khác.
2. Chăm sóc.
2.1. Tưới nước.
Cây
con sau trồng để đảm bảo tỷ lệ sống cao, cần tưới đẫm ngày 2 lần vào lúc sáng
sớm và chiều mát, giai đoạn ban đầu bộ rễ cây con rất yếu, để giúp bộ rễ phát
triển, hô hấp dễ dàng, việc tưới nước phải nhẹ nhàng, tránh để bùn đất bắn lên
mặt lá, bởi vậy nên phủ một lớp rơm rạ mỏng lên mặt luống. Khi cây đã lớn, việc
cung cấp nước cho cây chủ yếu là làm cho đất luôn đủ ẩm.
2.2. Bón thúc.
Trong
quá trình sinh trưởng phát triển của cây nên bón thúc vào các thời kỳ sau:
- Sau trồng 10 – 15 ngày: 1/3 đạm + 1/3 kali
- Khi cây phân cành nhánh mạnh và ra nụ 10%: 1/3 đạm + kali còn lại
- Thời kỳ cây ra nụ 90%: Nốt số đạm còn lại.
2.3. Dọn vệ sinh nơi trồng.
- Xới vun, làm cỏ: Năng xới xáo vun gốc để không khí dễ xâm nhập vào đất, thường xuyên làm cỏ, không để cỏ tranh chấp dinh dưỡng với cây.
- Bấm tỉa cành: Do khả năng phân cành nhánh mạnh, nên đối với Tô liên không cần thiết phải bấm ngọn, nhưng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, nhất thiết phải tỉa các cành tăm và các cành không mang hoa để tập trung dinh dưỡng cho các cành chính phát triển và cũng là để nhằm sửa tán và tạo tán cho cây.
- Xén tỉa gốc: Để có thể ăn hoa tiếp ở các đợt sau với năng suất cao, chất lượng hoa tốt và bền màu. Khi hoa tàn ta cắt ngang thân chỉ để gốc cách mặt đất từ 10 – 12 cm và sau khi cắt khoảng 7 – 10 ngày, tiến hành phun GA3 Thiên Nông với liều lượng 25g và phân bón lá 80 - 100g/10 lít nước, thời gian 7 ngày 1 lần, cho đến khi cây có hiện tượng phân hóa mầm hoa, lại phun tiếp kích phát tố hoa trái với liều lượng 20g/ bình phun 10 vào các giai đoạn nụ con, nụ nứt cánh và khi nụ xuất hiện màu. Phương pháp này đã giảm bớt chi phí cho viêc thay giống, cũng như công chăm sóc và kéo dài thời gian trang trí ngoài sản xuất.
2.4. Phòng trừ sâu bệnh.
Trước
tiên, nên áp dụng phòng và trừ bằng kỹ thuật canh tác như luân canh, thay đổi
thời vụ gieo trồng, thực hiện tốt các kỹ thuật chăm sóc như tỉa bỏ lá già, cành
bị sâu hại, sửa bớt cành sum suê, đất trồng phải sạch tàn dư sâu bệnh ở vụ
trước. Đối với giống Tô liên cần lưu ý các sâu bệnh sau:
a. Bệnh
phấn trắng
Bệnh thường xuất hiện khi ẩm độ không khí cao. Vết bệnh dạng
bột phấn màu trắng xám, bệnh hại trên lá là chủ yếu, khi bệnh nặng hại cả thân
cành, nụ hoa, làm lá rụng sớm, nụ bị thối, hoa không nở.Bệnh do nấm Oidium fournierii gây ra
Phương pháp phòng trừ: dùng Anvil 5 SC liều lượng 1 lít/ha hoặc Score 250 ND với liều lượng 0,2 – 0,3 lít/ha.
Nguyên nhân gây bệnh: do nấm Pucinia fournierii gây ra
Phương pháp phòng trừ: dùng Zineb 80 WP với liều lượng từ 20 – 50 g/bình 8 lít hoặc Alvil 5 SC 1 lít/ha.
c. Sâu xanh (Helicoverpa armigera Hb)
Phá hoại nặng trên lá non, ngọn non, nụ và hoa, khi sâu trưởng thành đẻ trứng rải rác thành từng cụm ở cả 2 mặt lá non, cả nụ hoa và hoa.
Biện pháp phòng trừ là luân canh với cây trồng khác, có thể dùng tay bắt, ngắt bỏ những ổ trứng trên lá hoặc dùng một số loại thuốc trừ sâu như Karate 2,5 EC nồng độ 5 – 7 ml/bình 8 lít, Arrivo hoặc chế phẩm vi sinh BT bột thấm nước với liều lượng 1 kg/ha.
d. Sâu vẽ bùa
Phá hại nặng trên lá, gây ra các đường hầm ngoằn nghèo trên lá, làm gân bị co rúm không
quang hợp được.
Dùng Arrivo hoặc Karate 2,5EC từ 5-7ml thuốc/bình 8 lít.
e. Bọ trĩ: (Thrips tabaci)
Có đặc điểm triệu chứng gần giống như vết hại cho nhện gây ra, chúng thường chích hút trên lá, khi bệnh nặng các vết chích này liên kết vào nhau làm lá cuốn lại, gân lá co rúm, khiến lá vàng khô và rụng đi.
Dùng Politrin P440 ND nồng độ 8 – 10 ml/bình 8 lít hoặc Ofatox 400EC với liều lượng 1 – 1,5 lít/ha (8 – 10 ml/ bình 8 lít). Chú ý phun ướt đều cả 2 mặt lá.
Nhận xét
Đăng nhận xét